""

Trắc nghiệm tâm lý để hiểu và yêu bản thân mình hơn

Trắc nghiệm tâm lý

Trắc nghiệm tâm lý là công cụ hữu ích trong việc đánh giá sức khỏe tinh thần của con người đã được tiêu chuẩn hóa. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị cho những người gặp vấn đề về tâm lý. Hãy cùng đội ngũ chuyên gia Tra Cứu Thần Số Học tìm hiểu chi tiết ở nội dung sau đây.

Hiểu rõ về khái niệm trắc nghiệm tâm lý

Trắc nghiệm tâm lý có tên tiến Anh là Test Psychologique được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1884 bởi Francis Galton- Nhà Nhân chủng học người Anh. Phương pháp thực hiện dựa trên hoạt động của trí não để đánh giá sức khỏe tinh thần của một người.

Ngày nay, trong xã hội hiện đại vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng chú trọng hơn thì trắc nhiệm tâm lý càng được coi trọng. Trong nhiều năm trở lại đây nó đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công tác sàng lọc, chẩn đoán các vấn đề về tâm thần.

Trắc nghiệm tâm lý giúp đánh giá sức khỏe tinh thần
Trắc nghiệm tâm lý giúp đánh giá sức khỏe tinh thần

Tại Việt Nam việc sử dụng trắc nghiệm tâm lý còn nhiều hạn chế và chưa được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên sau nhiều tình huống thương tâm xảy ra do trầm cảm, kích động tinh thần quá mức,… thì vấn đề này đang dần được quan tâm, chú trọng hơn.

4 tiêu chuẩn quan trọng để trắc nghiệm tâm lý

Có nhiều tiêu chuẩn để xây dựng phương pháp trắc nghiệm đánh giá tâm lý, trong đó có 4 vấn đề quan trọng nhất mà các nhà tâm lý học hướng tới như sau:

Tính khách quan của bài test

Tính khách quan được xem là tiêu chuẩn đầu tiên đảm bảo sự chính xác của bài kiểm tra. Quá trình này cần phải thực hiện độc lập. Sức khỏe tinh thần của đối tượng không phụ thuộc vào mỗi quan hệ với nhà tâm lý mới có thể phản ánh kết quả một cách trung thực.

Độ tin cậy khi trắc nghiệm tâm lý

Độ tin cậy của bài test được thể hiện khi nhận được kết quả giống nhau sau khi kiểm tra nhiều lần. Bên cạnh đó mức độ phát triển và sự thay đổi về đặc điểm tính cách của mỗi người cũng cần được chú ý. Các chuyên gia sẽ xem xét kỹ vấn đề này để đảm bảo nhận được kết quả kiểm tra có độ tin cậy cao nhất.

Khảo sát tâm lý phải luôn đảm bảo được độ tin cậy
Khảo sát tâm lý phải luôn đảm bảo được độ tin cậy

Tính ứng nghiệm của phương pháp

Độ ứng nghiệm của bài trắc nghiệm tâm lý là phải có giá trị với tiêu chuẩn và vấn đề cần đánh giá. Ngoài ra nó cũng phải phản ánh cảm xúc thực tế của người được thực hiện bài kiểm tra.

Quy chuẩn thực hiện

Quy chuẩn thực hiện cũng là yêu cầu quan trọng cần quan tâm khi làm bài trắc nghiệm. Từ khâu thực hiện, xử lý kết quả cho đến đánh giá điểm và kết quả thu được phản đảm bảo sự chính xác, chặt chẽ.

Đáp ứng được 4 tiêu chuẩn cơ bản nêu trên thì bài trắc nghiệm mới có giá trị và được xác định chính quy. Ngoài ra, một số nơi còn yêu cầu bài test phải dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Một số phương pháp khảo sát trắc nghiệm tâm lý phổ biến

Để đánh giá sức khỏe tâm thần của một người các chuyên gia chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau đây:

Trắc nghiệm về mặt trí tuệ

Các trắc nghiệm trí tuệ được các nhà tâm lý học thực hiện khi đánh giá trí tuệ của người bệnh. Phương pháp này chủ yếu áp dụng để chẩn đoán nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, các rối loạn thần kinh xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.

Khảo sát cảm xúc

Khảo sát cảm xúc thường được các chuyên gia chỉ định thực hiện trong chẩn đoán rối loạn cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ người bị rối loạn cảm xúc ngày càng tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên đây là một trong các phương pháp trắc nghiệm tâm lý phổ biến nhất hiện nay.

Phương pháp khảo sát cảm xúc được áp dụng phổ biến
Phương pháp khảo sát cảm xúc được áp dụng phổ biến

Phương pháp khảo sát nhân cách

Khảo sát nhân cách được sử dụng trong chẩn đoán nguy cơ rối loạn nhân cách cũng như các loại rối loạn tâm thần liên quan. Khi thực hiện nhà tâm lý sẽ yêu cầu người bệnh làm các trắc nghiệm phóng chiếu hoặc câu hỏi dạng trắc nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu tư duy

Phương pháp nghiên cứu tư duy gồm có so sánh khái niệm và phương pháp Pictogram sử dụng nhằm nghiên cứu trí nhớ gián tiếp. Tùy theo tình trạng thực tế về trạng thái cảm xúc, tinh thần của mỗi người mà các chuyên gia sẽ tư vấn phương pháp áp dụng khác nhau.

Hình thức khảo sát trạng thái chú ý

Khảo sát chú ý chủ yếu tập trung vào việc đánh giá sự chú ý của từng bệnh nhân.     Pphương pháp này cũng sẽ có nhiều bảng trắc nghiệm khác nhau áp dụng riêng cho mỗi người.

Trên đây là một số chia sẻ về bài test trắc nghiệm tâm lý và phương pháp thực hiện phổ biến. Hy vọng qua đây mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích để hiểu bản thân mình hơn. Ngoài ra các bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần, tạo tâm lý thoải mái để cảm nhận trọn vẹn những giá trị tích cực trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *